Thủ tục thành lập công ty tại Dĩ An

Hiện nay trên khắp cả nước đã có rất nhiều công ty được hình thành và phát triển. Cũng có nhiều loại hình công ty mới ra đời. Sau đây Việt Mỹ xin phép được nói về vấn đề “Thành lập công ty”. Xin mời quý anh chị cùng theo dõi bài viết.



CÔNG TY LÀ GÌ ?

Có hai loại hình công ty đó là công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.

Ta có thể hiểu công ty là một sự liên kết của hai hay nhiều người ( cá nhân hay pháp nhân ) bằng một sự kiện pháp lý trong đó các bên thỏa thuận với nhau về tài sản và các nghĩa vụ đối với công ty. Hay các thỏa thuận để tiến hành các hoạt động nhằm giành được các mục tiêu chung.

Chúng ta nên sử dụng cách gọi doanh nghiệp khi muốn chỉ chung tất cả các loại hình công ty.

CÁC LOẠI HÌNH CÔNG TY

Doanh nghiệp tư nhân

Loại hình doanh nghiệp này sẽ do một cá nhân làm chủ công ty và người này phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ của công ty bằng toàn bộ tài sản của mình.

Loại hình công ty này sẽ không có tư cách pháp nhân.

Công ty hợp danh

Đây là loại hình công ty có ít nhất 02 thành viên cùng hợp danh và thành lập công ty, ngoài ra thì vẫn có thêm các thành viên góp vốn.

Điều đặc biệt của loại hình công ty này đó là thành viên hợp danh phải là cá nhân chứ không được là tổ chức. Người này phải có trình độ cao và độ uy tín nhất định và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với nghĩa vụ của công ty.

Đối với những thành viên góp vốn thì họ phải chịu trách nhiệm với nghĩa vụ của công ty bằng với số vốn họ đã góp.

Công ty hợp danh thì có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận.

Các thành viên cùng quản lý và tiến hành các hoạt động nhân danh công ty. Các thành viên góp vốn sẽ được chia số lợi nhuận tương ứng với số tiền đã góp vào được quy định trong điều lệ của công ty. Ngoài ra thành viên góp vốn sẽ không được tham gia quản lý công ty. Còn các thành viên hợp danh thì có quyền ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Đây là loại hình công ty do một cá nhân hay một tổ chức đứng ra thành lập. Chủ sở hữu sẽ có chịu trách nhiệm về các rủi ro của công ty bằng số vốn đã góp được ghi trong điều lệ.

Loại hình công ty này sẽ không được phát hành cổ phần để thu hút vốn đầu tư. Và công ty này được quyền giảm vốn nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong vòng hơn 02 năm, với điều kiện công ty đã thanh toán đủ các nghĩa vụ tài chính của công ty .

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên.

Đây là loại hình công ty có 02 chủ sở hữu doanh nghiệp. Thành viên thì có thể là tổ chức hay cá nhân nhưng với điều kiện là không được vượt quá 50 thành viên.

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên thì công ty này không được phát hành cổ phiếu hay cổ phần để huy động vốn.

Về vấn đề chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty thì mỗi cá nhân phải chịu trách nhiệm tương ứng với số vốn góp trong điều lệ công ty.

Thành viên phải góp đúng loại và số vốn như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp. Trường hợp thành viên chưa góp đủ số vốn của mình như đã cam kết thì công ty cần phải điều chỉnh vốn điều lệ tương ứng với số vốn mà thành viên đã góp vào công ty trong thời hạn 60 ngày.

Công ty cổ phần

Đây là loại hình công ty có nhiều thành viên, vốn điều lệ được chia đều thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Mỗi cổ phần này đều do các thành viên trong công ty nắm giữ và những người này được gọi là Cổ đông (bao gồm cá nhân, tổ chức. Số lượng ít nhất là 03 cổ đông và nhiều nhất là không giới hạn) trong công ty. Các cổ đông trong công ty được quyền chuyển nhượng các cổ phần này của mình cho người khác trừ trường hợp cổ phần này là cổ phần ưu đãi biểu quyết.

Các cổ đông chỉ phải chịu trách nhiệm với nghĩa vụ tài sản và các khoản nợ của công ty tương ứng với số vốn góp vào công ty

Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

Vốn điều lệ công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán của các loại. Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.

Khi đăng ký góp vốn điều lệ các cổ đông cần góp đúng thời hạn trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Còn nếu trong điều lệ hay hợp đồng công ty quy định thời hạn nộp ngắn hơn thì các Cổ đông cần phải tiến hành nộp sớm hơn. Và điều lệ của công ty cũng cần thay đổi phù hợp với số vốn mà các Cổ đông đã đóng góp vào trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua.

Sau 03 năm thành lập công ty, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì các Cổ đông được quyền chuyển nhượng Cổ phần của mình cho các nhà đồng sáng lập khác và được quyền chuyển nhượng cổ phần phổ thông cho người không phải là đồng sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.

Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần bao gồm: Đại hội đồng cổ đông , giám đốc, hội đồng quản trị. Đối với công ty có trên 11 cổ đông thì còn có thêm Ban kiểm soát.

CÁC THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

·         Chúng ta sẽ chuẩn bị hồ sơ bao gồm

·         Giấy xin đăng ký thành lập doanh nghiệp

·         Điều lệ của công ty

·         Các giấy tờ chứng thực cá nhân: Chứng minh thư, hộ chiếu, căn cước còn hiệu lực và các giấy tờ khác có giá trị tương đương.

·         Hồ sơ người đại diện theo ủy quyền

·         Giấy chứng nhận ủy quyền nếu người đó được ủy quyền

Trong trường hợp nhà đầu tư là người nước ngoài hay tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thì chúng ta cần phải cung cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Bước 2: Nộp hồ sơ theo hai hình thức

Trực tiếp:

Ta sẽ nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh của tỉnh, nơi đặt trụ sở chính của Công ty

Thông qua mạng: Chúng ta sẽ nộp hồ sơ qua cổng thông điện tử Quốc gia:

https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx

Bước 3: Nhận hồ sơ và khắc dấu doanh nghiệp

Sau khi chúng ta đã nhận được giấy đăng ký doanh nghiệp rồi thì bước tiếp theo cần làm là tiến hành khắc dấu doanh nghiệp

Bước 4: Thông báo

Sau khi hoàn tất các thủ tục như trên thì chúng ta sẽ tiến hành thông báo con dấu cùng hồ sơ đi kèm bao gồm (giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh)

Thông qua bài viết trên mong các quy anh/chị có thể phần nào hình dung ra được Các loại hình công ty cũng như thủ tục để thành lập một côngty tại Dĩ An sẽ bao gồm những gì?. Mọi yêu cầu hay cần hỗ trợ xin được liên hệ tới số hotline: 0981 345 339 hoặc thông qua email: INFO@KETOANVIETMY.VN để được tư vấn kịp thời.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Diễn đàn dành cho luật sư có thể đăng bài tự do

Kế Toán Việt Mỹ

Tư vấn thành lập công ty theo Luật Doanh nghiệp mới nhất