Tư vấn thành lập công ty theo Luật Doanh nghiệp mới nhất

Theo thống kê của Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, vào tháng 01/2021 đã có hơn 10 nghìn công ty được thành lập mới. Có thể thấy, nhu cầu thành lập công ty vẫn đang rất nhộn nhịp. Tuy nhiên trước khi thành lập công ty, chủ doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề pháp lý liên quan. Để hạn chế sai sót trong quá trình đăng ký doanh nghiệp, Việt Mỹ sẽ tư vấn thành lập công ty theo những quy định mới nhất của Luật Doanh nghiệp 2021 như sau.

tư vấn thành lập công ty


Tư vấn thành lập công ty với các loại loại hình phù hợp

Trước khi thành lập công ty, chủ doanh nghiệp cần lựa chọn loại hình phù hợp với công ty của mình. Hiện nay, theo quy định của pháp luật về Doanh nghiệp của Việt Nam, công ty có thể tồn tại được các loại hình sau đây.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có thể viết tắt thành Công ty TNHH MTV

Công ty TNHH MTV là công ty do một tổ chức, hoặc một cá nhân làm chủ sử sở hữu. Các quy định về loại hình công ty này được thể hiện từ Điều 74 đến Điều 87 của Luật Doanh nghiệp 2020. Trong đó, cần lưu ý một số điểm nổi bật sau:

Về hình thức vốn góp: 

Loại hình công ty này chỉ có một thành viên duy nhất đứng ra góp vốn. Không được liên kết phần vốn góp dưới bất kỳ hình thức nào.


Về chế độ chịu trách nhiệm:

Chủ sở hữu của công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính, nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. 

Phát hành chứng khoán:

Công ty TNHH khôMTV ng được phát hành cổ phiếu.

Về tư cách pháp nhân của công ty:

Công ty TNHH MTV không tư cách pháp nhân kể cả khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có thể viết tắt thành Công ty TNHH 2TV

Đây là loại hình công ty khá phổ biến tại Việt Nam. Công ty TNHH 2TV phải có tối ít nhất 02 thành viên cùng góp vốn. Tuy nhiên, không được vượt quá 50 thành viên. Khi vượt quá số lượng này, phải làm hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.


Các thành viên góp vốn cùng nhau hưởng lợi nhuận và chịu lỗ dựa trên số vốn đã góp vào công ty. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH 2TV phải có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên. Phải có Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.


Đối với trường hợp công ty TNHH 2TV trở lên có số lượng thành viên lớn hơn 11 người, thì bắt buộc phải có Ban kiểm soát. Tuy nhiên, nếu có ít hơn 11 thành viên, thì công ty có thể lựa chọn việc lập Ban kiểm soát tùy vào nhu cầu quản trị của công ty. 

Về hình thức vốn góp: 

Vốn do các thành viên trong công ty góp, có thể góp vốn bằng tiền mặt, tài sản hoặc quyền sử dụng đất. 


Về chế độ chịu trách nhiệm:

Chi trả các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty là trách nhiệm chung của các thành viên góp vốn. Tuy nhiên, trách nhiệm này phụ thuộc và phạm vi góp vốn điều lệ.  

Phát hành chứng khoán: 

Tương tự công ty TNHH MTV, TNHH 2TV không được phát hành cổ phần. Tuy nhiên, loại hình công ty này được phát hành trái phiếu để huy động vốn.

Về tư cách pháp nhân của công ty:

Công ty TNHH 2TV có tư cách pháp nhân. Điều này được tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Công ty cổ phần

Công ty cổ phần hoạt động dựa trên phương châm đối vốn. Từ Điều 111 đến Điều 176 của Luật Doanh nghiệp 2020 đã quy định rất cụ thể về cơ cấu tổ chức và tổ chức hoạt động của loại hình công ty này.


Công ty cổ phần là loại hình công có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau, gọi chung là cổ phần. Các cổ phần này được phát hành ra thị trường nhằm mục đích huy động vốn từ mọi thành phần kinh tế. Trong đo, người sở hữu cổ phần là cổ đông của công ty.


Tuy nhiên, để thành lập công ty cổ phần, cần phải có ít nhất 3 các nhân hoặc tổ chức làm cổ đông sáng lập. Loại hình này không giới hạn số lượng cổ đông của công ty.

Về hình thức vốn góp: 

Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành các phần bằng nhau. Giá trị của mỗi cổ phần - mệnh giá cổ phần phụ thuộc vào thỏa thuận quyết định của các cổ đông sáng lập.


Về chế độ chịu trách nhiệm:

Cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản trong phạm vi của số cổ phần được sở hữu.

Phát hành chứng khoán:

Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán để huy động vốn. Chứng khoán phát hành gồm trái phiếu và cổ phiếu.

Về tư cách pháp nhân của công ty:

Đây là loại hình công ty có tư cách pháp nhân.

Công ty hợp danh

Công ty hợp danh cần có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung. Các thành viên này cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung của thành viên hợp danh.

Bên cạnh đó, công ty hợp danh còn có thành viên góp vốn. Cơ sở pháp lý quy định loại hình công ty này từ Điều 177 đến Điều 187 của Luật Doanh nghiệp 2020.

Về hình thức vốn góp:

Vốn của loại hình công ty này thường là do thành viên góp vốn góp vào. và  phải góp vốn bằng tài sản hữu hình như tiền, các tài sản có giá trị khác,.. Thành viên hợp danh cũng có thể góp vốn vào công ty, tài sản góp vốn có thể là các loại tài sản phi vật chất như: uy tín, bí quyết kinh doanh, vv ...

Về chế độ chịu trách nhiệm:

Thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn cho các vấn đề của công ty bằng toàn bộ tại sản. Tuy nhiên, thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn theo số vốn đã góp.

Phát hành chứng khoán:

Nghiêm cấm phát hành mọi loại chứng khoán đối với công ty hợp danh.

Về tư cách pháp nhân của công ty:

Dù được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nhưng công ty hợp danh có tư cách pháp nhân.

Doanh nghiệp tư nhân

Theo quy định tại Điều 188, Luật doanh nghiệp 2020, thì doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân là chủ sở hữu. Đồng thời, cá nhân này phải chịu trách nhiệm về các vấn đề tài chính của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản của mình. Đây là loại hình doanh nghiệp sơ cấp và tinh gọn nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

Về hình thức vốn góp:

Chủ doanh nghiệp tự động góp vốn bằng tài sản của mình. Có quyền tăng, giảm vốn đầu tư đối với toàn bộ hoạt động doanh nghiệp. 

Về chế độ chịu trách nhiệm:

Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ tài chính, khoản nợ của doanh nghiệp tư nhân.

Về phát hành chứng khoán:

Không được phát hành cổ phiếu, trái phiếu.

Về tư cách pháp nhân của doanh nghiệp:

Tư cách pháp nhân không được áp dụng với doanh nghiệp tư nhân.

Tư vấn thành lập công ty và những điều cần làm sau khi thành lập

Sau khi được tư vấn thành lập công ty, chủ doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề sau để công ty đi vào hoạt động một cách thuận lợi hơn.

Lưu ý về mẫu dấu công ty

Mẫu dấu của công ty thường được làm tại các cơ sở khắc dấu. Theo quy định tại khoản 1, Điều 43, Luật doanh nghiệp 2020, mẫu dấu của doanh nghiệp có thể thể hiện dưới hình thức chữ ký số. Tuy nhiên, phải phù hợp với pháp luật về giao dịch điện tử.

Ngoài ra, công ty cần quyết định và thống nhất về số lượng con dấu, hình dáng, kích thước, nội dung và màu mực của con dấu. Tuy nhiên, trên con dấu của doanh nghiệp cần thể hiện rõ tên công ty, mã số doanh nghiệp, địa chỉ, tỉnh, thành phố nơi công ty đặt trụ sở.

Lưu ý các vấn đề liên quan đến thuế ban đầu của công ty

Sau khi đã được tư vấn thành lập công ty, chủ công ty cần thực các công việc liên quan đến thuế ban đầu của công ty như sau:

  •  Mở tài khoản ngân hàng cho công ty.

  • Thực hiện thông báo tài khoản ngân hàng của công ty với cơ quan đăng ký doanh nghiệp.

  • Liên hệ các đơn vị cung cấp để mua chữ ký số.

  • Đăng ký tài khoản thuế và  nộp tờ khai thuế điện tử.

  • Khai lệ phí môn bài và nộp lệ phí môn bài bằng chữ ký số. Tuy nhiên, theo quy định tại Thông tư 65/2020/TT-BTC sửa đổi Thông tư 302/2016/TT-BTC về lệ phí môn bài, trong đó bổ sung hướng dẫn xác định các trường hợp được miễn lệ phí môn bài, thì công ty thành lập mới được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu tiên.

  • Tiến hành mua hóa đơn điện tử, đồng thời thông báo phát hành hóa đơn.

  • Soạn thảo và nộp thông báo về phương thức khấu hao tài sản.

  • Lập biên bản làm việc ban đầu với Cơ quan quản lý thuế nếu có yêu cầu.

Treo bảng hiệu trước khi vận hành công ty

Đây là bước quan trọng và là nghĩa vụ trước khi vận hành công ty. Chủ doanh nghiệp có thể tự do lựa chọn về màu sắc, kích thước và logo bảng hiệu. Tuy nhiên, bắt buộc phải treo bảng hiệu công ty và phải thể hiện tên của công ty trên bản hiệu.

Tại khoản 2, Điều 66, Nghị định 158/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng hoặc bị buộc ngừng hoạt động nếu không treo biển hiệu công ty sau khi thành lập.

Làm thủ tục nhân sự ban đầu của công ty

Đây là bước cần chuyển bị sau khi thành lập công ty. Doanh nghiệp phải thông báo về số lao động làm việc tại công mới thành lập. Việt gửi thông báo ban đầu về số lao động đang làm việc phải được thực hiện theo mẫu  28 ban hành kèm theo Thông tư số 28/2015/TT - BLĐTBXH.

Việc thông báo này phải được thực hiện trong thời hạn 30 ngày, tính từ ngày đầu thành lập. Công ty nộp thông báo về Trung tâm dịch vụ việc làm nơi công ty đặt trụ sở.

Xây dựng và thông báo thang lương, bảng lương của nhân sự trong công ty

Căn cứ vào quy cách tổ chức sản xuất, tổ chức lao động mà công ty phải xây dựng thang lương, bảng lương đối với lao động các cấp trong công ty.

Cần lưu ý:

  • Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải đáp ứng khuyến khích người lao động nâng cao trình độ, nhưng phải ít hơn hoặc bằng 5%.

  • Hiện nay, mức lương thấp nhất của công việc, chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng năm 2021. Đồng thời, mức lương thấp nhất của công việc, chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề phải cao hơn hoặc bằng 7% so với mức lương tối thiểu vùng 2021.

  • Mức lương của chức danh, công việc lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải > 5%. Mức lương này được so với mức lương cùng điều kiện lao động trong môi trường bình thường.

  • Chức danh, công việc có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải > 7% so với mức lương làm việc tương đương, nhưng trong điều kiện lao động bình thường.


Lưu ý: Công ty sử dụng dưới 10 lao động sẽ được miễn thủ tục này.

Việt Mỹ - Tư vấn thành lập công ty chất lượng tại Hà Nội

Có thể thấy, thành lập công ty và các vấn đề sau khi thành lập là một quy trình rất cầu kỳ và phức tạp. Nếu không am hiểu tường tận về các quy định của pháp luật, các chủ công ty có thể bị trả hồ sơ hoặc kéo dài thời gian thành lập. Hay gặp những rắc rối về hành chính khi đi vào vận hành công ty. Vì vậy, chủ doanh nghiệp cần liên hệ với những đơn vị tư vấn thành lập công ty uy tín.


Với kinh nghiệm sau khi đã đồng hành cùng nhiều công ty khởi nghiệp, Việt Mỹ là đơn vị thực hiện và tư vấn thành lập công ty chất lượng tại Hà Nội. Với:

  • Đội ngũ chuyên viên, nhân viên pháp lý vững chuyên môn.

  • Các luật sư giàu kinh nghiệm.

  • Quy trình làm việc, tư vấn rõ ràng minh bạch.

  • Giải quyết đúng trọng tâm và như cầu thành lập công ty của khách hàng.

Việt Mỹ rất vinh dự và tự tin khi cung cấp dịch vụ tư vấn thành lập công ty cho quý khách trong quá trình khởi nghiệp.


Tư vấn thành lập công ty giúp các startup nắm vững được các yêu cầu cơ bản của pháp luật khi thành lập công ty. Hạn chế một cách tối đa nhất các rủi ro pháp lý có thể xảy ra trong giai đoạn sơ khai của công ty. Liên hệ ngay với Việt Mỹ qua Hotline: 0981 345 339 để được tư vấn thành lập công ty chi tiết, cụ thể và chính xác.

Nguồn: https://ketoanvietmy.vn/tu-van-thanh-lap-cong-ty/


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Diễn đàn dành cho luật sư có thể đăng bài tự do

Kế Toán Việt Mỹ